CÁC ĐIỂM THAM QUAN TẠI QUAN LẠN
Lại một mùa hè nữa đến với bao nhiêu niềm vui, háo hức. Nếu
bạn có dự định đi nghỉ mát cùng người thân, gia đình thì Quan Lạn sẽ là một lựa
chọn tuyệt vời với vẻ đẹp còn nguyên sơ hòa quyện cùng biển xanh cát trắng nắng
vàng. Để khám phá hòn đảo xinh đẹp Quan Lạn này thì bạn có thể đặt tour
Quan Lạn 3 ngày 2 đêm hoặc tour
Quan Lạn 2 ngày 1 đêm của Tour Quan Lạn Giá Rẻ - Du Lịch Kỳ Việt. Nếu
bạn không thích sự gò bó của tour thì có thể tham khảo kinh nghiệm du lịch Quan
Lạn nhé. Trong bài viết này, tour Quan Lạn Giá Rẻ sẽ giới thiệu tới các bạn
“ các điểm tham quan tại Quan Lạn”
1. Đình Quan Lạn
Cụm di tích Du Lịch Quan lạn nằm trên đảo
Quan Lạn thuộc quần đảo Vân Hải. Quan Lạn là mảnh đất gắn liền với
truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Năm 1990 cụm di tích
Quan Lạn được Bộ Văn hoá – Thông tin (này là Bộ Văn hoá - Thể thao – Du lịch) xếp
hạng với hệ thống đình – chùa - miếu nghè công nhận là di tích lịch sử và kiến
trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Đình Quan Lạn
Lúc đầu đình Quan Lạn được dựng gần bến Cái Làng, trung tâm
thương cảng Vân Đồn, sau này vào những năm 1890 – 1900 đình được chuyển về xây
dựng tại vị trí như ngày nay (thôn Đoài - xã Quan Lạn - huyện Vân Đồn). Đình tựa
thế năm ngọn núi cao tạo thành hình ngũ nhạc. Người Quan Lạn từ xưa tới nay rất
tự hào khi chọn được vị thế “Tiền Tam thai, hậu Ngũ nhạc “ cho ngôi đình làng của
mình.
Đình Quan Lạn thờ Thành Hoàng Làng, các vị tiên công có công
lập ấp dựng làng, sau đó thờ Trần Khánh Dư, vị tướng đã có công lớn trong trận
đành đoàn thuyền lương giặc Nguyên – Mông và rất gắn bó với vùng đảo này. Tượng
Trần Khánh Dư là pho tương lớn nhất trong đinh cao 157cm, trong thế ngồi ngai,
hai tay đặt trên đùi. Ngoài ra, đình còn thờ cả Dương Khổng Lộ và “tứ vị thánh
nương” là những vị thần được truyền tụng thường che chở cho những người đi biển.
2. Chùa Quan Lạn
Chùa Quan Lạn
Chùa nằm bên cạnh đình Quan Lạn (hay còn gọi Linh
Quang Tự), theo hướng Đông Nam. Chùa có kiến trúc giản dị với 3 gian. Ngoài
cùng là tam quan, sau đến bái đường và hậu cung. Chùa Quan Lạn thờ Phật và
công chúa Liễu Hạnh và cụ Hậu. Tương truyền cụ Hậu là một bà lão ở Quan
Lạn không chồng con, sinh thời hiền lành, phúc đức, chăm chỉ làm ăn để
dành một số tiền của.
Cụ Hậu đã dâng toàn bộ tài sản của mình cho nhà chùa. Dân
làng đã tạc tượng cụ Hậu - là bức tượng dân gian khá đặc sắc còn lưu giữ và thờ
trong chùa.
3. Nghè Quan Lạn
Nghè Quan Lạn nằm về phía đông bắc của đảo Quan Lạn trên
trục đường chính Quan Lạn đi Minh Châu cách đình khoảng 1,2km. Nghè cũ sau khi
bị hỏng đến năm 1986 được xây dựng lại khang trang, dân làng long trọng rước
Bài vị, sắc phong đức thánh về an toạ tại nghè. Hàng năm đúng vào ngày 16/6 âm
lịch, dân làng làm lễ rước bài vị, sắc phong của ngài từ nghè về đình tổ chức hội
chèo bơi truyền thống và ngày 19/6 âm lịch làm lễ xa giá hoàn cung rước bài vị,
sắc phong của ngài về nghè.
Nghè Quan Lạn
Nghè và đình Quan Lạn có mối quan hệ gắn bó, mật thiết trong
đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư địa phương. Đám rước từ nghè về đình và
hội đua thuyền Quan Lạn là biểu hiện sinh động cho mối quan hệ nói trên.
4. Miếu Quan Lạn
Ở Quan Lạn có bốn ngôi miếu, đó là miếu Cao Sơn,
miếu Đức Ông, miếu Sao Ơn và miếu Đồng Hồ. Miếu Sao Ơn và miếu Đức Ông, Miếu
Đồng Hồ là nơi thờ ba anh em tướng lĩnh họ Phạm đã tham gia chiến đấu
trong trận đánh giặc Nguyên Mông thế kỷ XIII và các ông đã hy sinh ngay trên
vùng biển Quan Lạn. Xác của ba ông đã trôi dạt vào bờ ở ba nơi: Sao Ơn, Đồng Hồ,
Bến Đình như vị trí miếu thờ ba ông ngày nay.
Miếu Quan Lạn
Miếu Cao Sơn thờ thần núi, một vị thần mà người dân trong đảo
tôn sùng, họ cho rằng nhờ có vị thần này che chở mà đời sống của họ được ấm êm,
no đủ. Ngoài ra, miếu còn thờ Đỗ Tấn Thân, cụ tổ của dòng họ Đỗ.
Đó cũng là những kinh nghiệm du lịch Quan Lạn mà du lịch Kỳ
Việt tổng hợp. Nếu bạn có thắc mắc gì thì có thể liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại: (024) 32424670
Hotline: 0972578692
0 nhận xét:
Đăng nhận xét